Server hiện nay đã trở nên rất thông dụng, có rất nhiều công ty và doanh nghiệp lớn nhỏ đểu lựa chọn đây là giải pháp lưu trữ dữ liệu hàng đầu. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít người còn lạ lẫm về server. Do vậy bài viết sau sẽ giải đáp cặn kẽ mọi thắc mắc cho mọi đọc đồng thời đưa ra giải pháp cứu dữ liệu server tốt nhất.
1. Server là gì?
Server hay còn gọi là máy chủ – thực chất là một chương trình máy tính có kết nối internet, có IP tĩnh, có nhiều thiết kế tính năng vượt trội giúp cung cấp dịch vụ, tiện ích an toàn cho chương trình máy tính khác (máy trạm/ người dùng).
Trong mô hình lập trình client/server, chương trình server luôn trong trạng thái chờ và đáp ứng các yêu cầu từ các chương trình client, nó có thể chạy trong cùng một máy tính.
2. Các loại server (máy chủ)
Các loại máy chủ được phân loại theo mục đích sử dụng của người dùng và hiện nay có rất nhiều loại server khác nhau đã được người dùng lựa chọn. Dưới đây là một vài loại máy chủ thường được gặp nhất. Tỷ lệ cứu dữ liệu server thành công cao khi máy chủ đó được sử dụng phổ biến hơn.
Máy chủ WEB: là các máy tính được thiết lập trong các cơ sở được gọi là trung tâm dữ liệu và được điều hành bởi các công ty lưu trữ. Mục đích của các máy tính này là để lưu trữ trang web để mọi người có thể truy cập chúng trên internet. Cụ thể hơn, đây là một chương trình sử dụng HTTP để phục vụ các tệp tạo thành các trang web, nhằm đáp ứng các yêu cầu của người dùng. Tất cả các máy tính lưu trữ các trang Web phải có các chương trình máy chủ Web. Các máy chủ Web hàng đầu bao gồm Apache (máy chủ Web được cài đặt rộng rãi nhất), Internet Information Server (IIS) của Microsoft và NGNIX. Các máy chủ Web khác bao gồm máy chủ NetWare của Novell, Máy chủ Web của Google (GWS) và các máy chủ Domino của IBM.
Máy chủ ứng dụng: là chương trình máy chủ trong máy tính có mạng phân phối và cung cấp nghiệp vụ logic cho một chương trình ứng dụng. Máy chủ ứng dụng thường được xem như là một phần của ứng dụng ba tầng: máy chủ giao diện người dùng đồ họa (GUI), máy chủ ứng dụng/ doanh nghiệp cấp trung bình (business logic), và cơ sở dữ liệu và máy chủ giao dịch.
Máy chủ proxy: là máy tính chuyên dụng hoặc hệ thống phần mềm chạy trên máy tính đóng vai trò trung gian giữa thiết bị điểm cuối. chẳng hạn như giữa máy tính và server khác từ đó người dùng có thể yêu cầu dịch vụ. Máy chủ proxy có thể tồn tại trong cùng một máy như một máy chủ tường lửa hoặc nó có thể nằm trên một máy chủ riêng biệt, chuyển tiếp các yêu cầu thông qua tường lửa. Lợi thế của máy chủ proxy là bộ nhớ cache của máy chủ có thể phục vụ tất cả người dùng. Nếu một hoặc nhiều trang Internet thường xuyên được yêu cầu, những trang này có khả năng nằm trong bộ nhớ cache của proxy.
Máy chủ email: là ứng dụng nhận e-mail đến từ người dùng cục bộ (những người trong cùng một tên miền ) và người gửi từ xa và chuyển tiếp e-mail để gửi đi.
Một máy chủ ảo: là một chương trình chạy trên một máy chủ vật lý ban đầu. Chúng hoạt động được bằng việc chia được cấu hình từ máy chủ vật lý thành nhiều server khác nhau nhưng lại có tính năng y hệt một máy chủ riêng biệt.
Một máy chủ blade: là một khung máy chủ chứa nhiều bo mạch điện tử dạng mô-đun mỏng, được gọi là server blade. Mỗi blade là một máy chủ của riêng nó, thường dành cho một ứng dụng duy nhất.
File server: là máy tính chịu trách nhiệm lưu trữ và quản lý tệp dữ liệu trung tâm để các máy tính khác trên cùng một mạng có thể truy cập chúng.
Máy chủ policy: là thành phần bảo mật của mạng dựa trên chính sách cung cấp dịch vụ ủy quyền và tạo điều kiện theo dõi và kiểm soát tệp.
3. Chọn đúng server
Có nhiều yếu tố cần xem xét giữa lựa chọn máy chủ. Điều quan trọng nhất là đánh giá tầm quan trọng của một số tính năng dựa trên các trường hợp sử dụng. Bên cạnh đó tính năng bảo vệ, phát hiện lỗi, fix lỗi cũng rất quan trọng. Hiện nay lựa chọn máy chủ ảo (VM) đang rất phổ biến. Nó luôn được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp thể giới sử dụng.
Nhiều tổ chức đang thu hẹp số lượng máy chủ vật lý trong trung tâm dữ liệu của họ vì ảo hóa cho phép ít máy chủ lưu trữ nhiều khối lượng công việc hơn. Sự ra đời của điện toán đám mây cũng đã thay đổi số lượng máy chủ mà một tổ chức cần để lưu trữ trên cơ sở. Đóng gói nhiều khả năng hơn vào các hộp nhỏ hơn có thể giảm chi phí vốn tổng thể, không gian sàn trung tâm dữ liệu và nhu cầu điện năng và mất dữ liệu. Chọn đúng server cũng là cách tốt nhất để hạn chế việc cứu dữ liệu máy chủ.
4. Nguyên lý hoạt động của máy chủ
Để có thể hoạt động được, máy chủ phải có kết nối mạng internet hoặc mạng nôi bộ. Hiện nay mọi máy chủ hoạt động đều dựa vào mạng internet để sử dụng được dịch vụ trên đó như Website, game, app…
Một máy chủ (server) mạnh mẽ có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như tốc độ làm việc nhanh hơn, mọi truy cập được trơn tru hơn. Đặc biệt việc lưu dữ liệu trên máy chủ có mức độ an toàn cao. Tuy nhiên, dù có an toàn thì vẫn là máy móc, vẫn khó tránh khỏi nhiều nguyên nhân mất dữ liệu ổ cứng máy chủ.
5. Nguyên nhân mất dữ liệu server
Virus tấn công: Đây là trường hợp cứu dữ liệu server khá phổ biến, khi đã bị virus tấn công thì người dùng sẽ phải bỏ ra số tiền khổng lồ để phục hồi dữ liệu bị virus mã hóa.
Người dùng thao tác: Có nhiều khách hàng server đến công ty của chúng tôi cứu dữ liệu vì nguyên nhân thao tác xóa nhầm/ format nhầm.
Mất cấu hình: Bản chất của máy chủ cũng sử dụng cấu hình raid, nếu không may để bị mất hay bị lỗi thì toàn bộ dữ liệu cũng sẽ bị mắc kẹt không thể truy xuất.
Server bị hỏng vật lý: Thường hỏng vật lý không quá nhiều, nếu có thường do tuổi thọ dùng quá lâu, ai đó cố ý phá hoại, hỏng đầu từ, ổ cứng chết cơ. Những trường hợp hỏng phần cứng nhưng không có linh kiện tương thích để thay thì cũng sẽ bị mất dữ liệu.
Lỗi file hệ thống: File hệ thống bị lỗi có thể là do bị mất điện đột ngột, build raid bị lỗi, quá trình nâng cấp hệ điều hành gặp trục trặc…
6. Giải pháp và địa chỉ cứu dữ liệu server
Máy chủ thực chất nó cũng hoạt động như một chiếc máy tính, nhưng lại có hệ thống lưu trữ phức tạp hơn rất nhiều. Do vậy việc khôi phục dữ liệu ổ cứng trong hệ thống server không hề đơn giản chút nào. Giải phát tốt nhất là mang đến trung tâm cứu dữ liệu server để hỗ trợ, tại đó sẽ có các thiết bị máy móc chuyên dụng, hiện đại cùng kỹ thuật viên lành nghề xử lý. Cá nhân không có kinh nghiệm, hoặc có kinh nghiệm nhưng không có thiết bị hỗ trợ thì sẽ không thể tiến hành lấy lại dũ liệu đang mất cho dù do nguyên nhân gì đi chăng nữa.
Hiện nay có nhiều trung tâm cứu dữ liệu giá rẻ mọc lên khắp nơi, không phải ai cũng có chuyên môn và kinh nghiêm về phục hồi dữ liệu server, đồng thời đầu tư được trang thiết bị chuyên dụng. Ở khu vực Hà Nội địa chỉ có thể lấy lại dữ liệu máy chủ uy tín nhất là cuudulieuhn.com. Bạn hãy tham khảo phần chuyên mục khách hàng để xác thực thông tin.
Các bước cứu dữ liệu server:
- Kiểm tra tình trạng ổ cứng, xác định người dùng đang sử dụng raid gì.
- Xác định/ tìm kiếm thông số raid. Bước này được thực hiện bằng thiết bị chuyên dụng
- Build Raid trên máy móc chuyên dụng
- Xuất dữ liệu người dùng
Để cứu dữ liệu server thành công cần tránh tuyệt đối:
- Không tự ý Rebuild lại raid khi hệ thống đang bị lỗi
- Không được đổi vị trí/ thứ tự các ổ cứng với nhau
- Không chạy scandisk để fix lỗi vì nó sẽ làm hỏng dữ liệu
- Không chạy phần mềm cứu dữ liệu trên mạng
- Không tự ý tháo ổ cứng trong môi trường không khí
Dịch vụ máy chủ đang ngày càng được nhiều người sử dụng, bởi vì chúng có thể cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu liên tục của khách hàng. Hầu hết các máy chủ không bao giờ tắt đi. Do đó, khi các máy chủ lỗi, hỏng, thất bại…, chúng có thể gây ra cho người dùng mạng nhiều vấn đề tài chính khác. Để giảm bớt những vấn đề này, máy chủ thường là các máy tính cao cấp được thiết lập để có khả năng chịu lỗi cao. Đồng thời các trung tâm cứu dữ liệu server (cứu dữ liệu máy chủ), cứu dữ liệu ổ cứng chết cơ cũng nhanh chóng phát triển kịp thời.
Bài viết trên tham khảo tại nguồn: https://cuudulieuhdd.com/cuu-du-lieu-may-chu-khoi-phuc-du-lieu-raid-5-raid-0-phuc-hoi-nas-san.html